Kế toán thuế

Thuế thu nhập cá nhân (PIT) là gì ? Khái niệm và các quy định pháp luật

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một trong những nguồn thu cực kỳ quan trọng của ngân sách Nhà nước. Đây cũng là một trong những nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân với mục đích góp phần cho sự phát triển của đất nước. Hãy cùng tìm hiểu khái niệm cũng như những quy định pháp luật về vấn đề này ngay dưới bài viết dưới đây! 

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) – Khái niệm và quy định cần nên biết

Thuế thu nhập cá nhân được định nghĩa theo cách dễ hiểu nhất chính là khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc các nguồn thu khác từ bên ngoài để nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ kèm theo.

Theo đó, có thể thấy rõ nguyên tắc công bằng và khả năng nộp thuế từ cách hiểu thuế TNCN là gì. Những cá nhân có thu nhập thấp và chỉ đủ để nuôi sống bản thân, gia đình ở mức cần thiết thì không được thuế thu nhập cá nhân đánh vào. Vì vậy, việc nộp thuế cá nhân cũng được coi là một cách làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư hiện tại. 

Đối tượng cần nộp thuế TNCN

Hiện nay, tại Việt nam có 2 đối tượng cần phải nộp thuế TNCN là: Những đối tượng đáp ứng đủ điều kiện có thu nhập chịu thuế – phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam ( lưu ý: không phân biệt nơi trả thu nhập) là điều cần thiết khi cá nhân không cư trú tại Việt Nam cần phải nộp thuế TNCN. Ngoài ra, Cá nhân cư trú tại Việt Nam cũng là một đối tượng khác cần phải nộp thuế TNCN.

Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân

Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế, bao gồm: 

1. Kinh doanh thuộc diện chịu thuế TNCN

2. Tiền lương, tiền công thuộc diện chịu thuế TNCN

3. Đầu tư vốn thuộc diện chịu thuế TNCN

4. Chuyển nhượng vốn thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân

5. Chuyển nhượng bất động sản thuộc diện chịu thuế TNCN

6. Trúng thưởng thuộc diện chịu thuế TNCN

7. Bản quyền

8. Nhượng quyền thương mại

9. Nhận thừa kế, quà tặng

Những trường hợp được miễn thuế TNCN 

Theo điều 4 Luật Thuế TNCN tại Việt Nam, có rất nhiều khoản thu nhập không phải chịu thuế này, cụ thể là: 

  • Thu nhập từ việc chuyển nhượng BĐS (Bất động sản) giữa các cá nhân có liên quan như vợ – chồng, cha/mẹ đẻ – con ruột,…
  • Các thu nhập liên quan đến quyền sử dụng đất ở, tài sản và từ chuyển nhượng nhà ở
  • Khi Nhà nước giao đất thì khoản thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất cá nhân sẽ được miễn thuế TNCN 
  •  Thu nhập từ quà tặng, thừa kế về bất động sản giữa chồng với vợ; con đẻ với bố/mẹ đẻ,..
  • Khoản tiền lương khi làm việc tăng ca vào ban đêm hay làm thêm giờ sau khi tan ca. Được tính cao hơn so với mức lương trong ca, ban ngày theo quy định của pháp luật
  • Thu nhập từ khoản tiền lãi từ hợp đồng BHNT (Bảo hiểm nhân thọ) hay từ khoản lãi của tiền gửi tại tổ chức tín dụng

Vai trò – chức năng của thuế TNCN 

  • Thuế TNCN giữ vai trò quan trọng trong việc tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước: Bởi phải nói rằng hiện nay, nền kinh tế VN ngày càng phát triển đồng nghĩa với khoản thu nhập bình quân đầu người cũng tăng theo.
  • Một trong những khoản thu giúp thực hiện công bằng xã hội: Theo quy định, thuế TNCN chỉ đánh tập trung và chủ yếu vào mức thu nhập cao hơn mức khởi điểm thu nhập phải chịu thuế cũng như không đánh thuế vào những cá nhân chỉ có đủ khoản lo cho gia đình, bản thân ở mức cần thiết. Thu nhập của mỗi người ở mỗi vị trí làm việc là khác nhau nên sự chênh lệch về thu nhập có thể nhận ra rất rõ ràng. Nên việc quy định phải nộp thuế TNCN sẽ giúp khoản thu nhập của mọi người được cân bằng hơn.

Kỳ tính thuế TNCN

Việc tính thuế TNCN theo quy định đang hiện hành tại Việt Nam được áp dụng với 3 đối tượng khác nhau: 

  • Đối với các cá nhân cư trú theo ký hợp đồng lao động với thời hạn trên 3 tháng thì thuế TNCN sẽ tính theo biểu thuế lũy tiền từng phần
  • Cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc chỉ dưới 3 tháng thì sẽ tính thuế suất 10%
  • Đối với cá nhân là người nước ngoài hoặc không cư trú thì thuế suất là 20%

1. Theo như luật đang hiện hành tại Việt Nam, các cá nhân cư trú cần phải tuân thủ theo kỳ tính thuế như sau: 

a) Đối với thu nhập từ kinh doanh; tiền công, tiền lương thì sẽ áp dụng kỳ tính thuế theo năm;

b) Đối với thu nhập từ đầu tư vốn; chuyển nhượng bất động sản; thu nhập đến từ việc chuyển nhượng vốn (trừ chuyển nhượng chứng khoán); quà tặng; trúng thưởng; nhượng quyền thương mại; bản quyền; thừa kế thì kỳ tính thuế sẽ tuân thủ nộp theo từng lần phát sinh thu nhập;

c) Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. Phải đăng ký từ đầu năm với cơ quan thuế liên quan trong trường hợp cá nhân áp dụng kỳ tính thuế

2. Đối với cá nhân không cư trú thì kỳ tính thuế sẽ được tính theo từng lần phát sinh thu nhập và áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế.

Thuế TNCN được tính như thế nào?

Đối với thuế thu nhập cá nhân chung như sau:

Thuế TNCN phải nộp = Thuế suất x Phần thu nhập cần tính thuế 

Thu nhập tính thuế:

Thu nhập tính thuế = Phần thu thập thuế – Các khoản cần/được giảm trừ 

Thu nhập chịu thuế:

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – các khoản miễn thuế/không chịu thuế

Phí bên trên là những thông tin về cách tính thuế TNCN mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn. Thuế TNCN là dạng thuế quy định mà bạn cần phải để tâm rất nhiều để tránh khỏi nhầm lẫn cũng như bị “miss” (lỡ) khi quá nhiều việc bận rộn khác chiếm trọn thời gian của bạn nên hãy cố gắng chú ý đến nó nhé! Mong rằng bài viết trên giúp ích cho bạn về các khái niệm và quy định về TNCN!