財務諸表

円形133に従ってバランスリストを作る方法

Bảng cân đối kế toán đã không còn là định nghĩa quá xa lạ đối với vị trí kế toán của một doanh nghiệp. Đó cũng là một trong những bảng báo cáo cần phải có trong bản báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp vừa hay nhỏ. 

Đây là một phương pháp giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về tình hình tăng giảm và hiện có về tài sản cũng như nguồn vốn của đơn vị trong kỳ báo cáo, từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Vậy cách để lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 133 đang hiện hành cần phải làm như thế nào? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây với Viecoi nhé! 

Tham khảo mẫu bảng cân đối kế toán theo thông tư 133 

Lưu ý: Đối với những trường hợp thuế dịch vụ làm kế toán hay kế toán trưởng thì cần phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị đã cung cấp dịch vụ kế toán.

Cơ sở để lập Bảng cân đối kế toán đúng quy định 

Cần căn cứ vào những điều khoản sau:

– Sổ kế toán tổng hợp

– Sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết

– Bảng cân đối tài khoản từ những kỳ trước

Các cơ sở này sẽ được đối chiếu và kiểm soát ghi trên liệu ghi trên Báo cáo tài chính và bắt buộc phải gửi kèm theo BCTC cho cơ quan thuế phụ trách của doanh nghiệp

Nội dung và cách để lập những chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán theo thông tư số 133

1. Điều cần làm trước khi lập Bảng cân đối kế toán

  – Hoàn thành những việc liên quan đến ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp

  – Cần có sự kiểm soát cũng như kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ có liên quan 

2. Hai loại số liệu được áp dụng và ghi trên Bảng cân đối tài khoản

Đầu tiên là loại số liệu phản ánh số dư những tài khoản ngay tại thời điểm đầu kỳ ( được ghi trong cột 1,2 – được gọi là số dư đầu năm ) và tại thời điểm cuối kỳ ( được gọi là số dư cuối năm và viết tại cột 5, 6 ). Trong đó: 

 – Cột “Nợ” phản ánh được các tài khoản có số dư Nợ 

 – Cột “Có” phản ánh những tài khoản có số dư Có

Thứ 2 là số liệu phản ánh các số phát sinh từ những tài khoản từ đầu kỳ đến ngày cuối kỳ trong đợt báo cáo ( ghi trên cột 3,4 – chính là số phát sinh trong tháng ). Trong đó: 

– Cột “Nợ” phản ánh tổng số phát sinh “Nợ” của các tài khoản

– Cột “Có” sẽ là sự phản ánh của tổng số phát sinh “Có” từ từng tài khoản 

+  Cột A, B sẽ là cột dùng để ghi những số hiệu tài khoản, tên tài khoản của tất cả các Tài khoản cấp 1 – tài khoản mà đơn vị đang sử dụng và một số Tài khoản cấp 2 cần phải phân tích. 

+  Cột 1, 2 – “Số dư đầu kỳ”

  • Số dư đầu năm báo cáo – Phản ánh số dư ngày đầu tháng của những tháng đầu năm
  • Căn cứ vào: Số dư đầu tháng của tháng đầu năm trong Sổ Cái hoặc vào phẩn “ Số dư cuối năm” của Bảng cân đối tài khoản từ năm trước đó .

+  Cột 3, 4 – “Số phát sinh trong kỳ”: Đây là cột phản ánh tổng số phát sinh Nợ và Có của các tài khoản trong năm báo cáo.

  • Các số liệu được căn cứ vào dòng “Cộng phát sinh lũy kế từ đầu năm” của từng tài khoản tương ứng trên Sổ Cái.

+  Cột 5, 6 – “Số dư cuối kỳ”: Phản ánh những số dư ngày cuối cùng trong năm báo cáo

  • Căn cứ vào số dư cuối tháng của tháng cuối năm báo cáo trên Sổ Cái hoặc được tính căn cứ vào các số phát sinh từ cột 1 đến cột 4 trên Bảng cân đối tài khoản năm này.
  • Số liệu này sẽ dùng để lập Bảng cân đối tài khoản năm sau.

3. Sau khi ghi đủ các số liệu có liên quan đến các tài khoản và phải thực hiện tổng cộng Bảng cân đối tài khoản.

Mong rằng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ và nắm vững các bước lập bảng cân đối kế toán theo thông số 133. Cùng tham khảo các bài viết khác liên quan đến ngành kế toán ngay tại website của chúng tôi nhé!