Báo cáo tài chính

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN – NGUYÊN TẮC VÀ CÁCH LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN.

Một trong những công việc khá phức tạp và đòi hỏi độ chính xác cao từ người đảm nhiệm vị trí kế toán chính là việc lập bảng cân đối kế toán. Đây là vấn đề có tác dụng rất quan trọng trong việc quản lý doanh nghiệp về các việc liên quan đến tài sản và cơ cấu tài sản mà doanh nghiệp hiện có. Vậy hãy cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan đến Bảng cân đối kế toán và rút ra những kinh nghiệm đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như điều doanh nghiệp đang gặp phải ngay dưới bài viết sau nhé! 

Khái niệm dễ hiểu về Bảng cân đối kế toán

Một báo cáo tài chính tổng hợp dành để phản ánh tổng quát về tình hình và hoạt động kinh doanh cũng như trình độ sử dụng vốn, triển vọng của doanh nghiệp trong một thời điểm nhất định thì được gọi chính xác bằng tên gọi: Bảng cân đối kế toán

Từ đó, chúng ta có thể thấy rõ Báo cáo cân đối kế toán dường như chính là một bức tranh tổng thể giúp ta có thể hiểu rõ hơn về nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. 

Bảng cân đối kế toán có mục đích gì?

Mục đích của bảng cân đối kế toán đã được nhắc đến phần nào ở ngay khái niệm, đó chính là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát được các chỉ tiêu về tình hình tài sản, nguồn vốn hình thành nên tài sản. Những chỉ tiêu này sẽ được phân loại và sắp xếp thành từng mục, từng loại cũng như từng chỉ tiêu cụ thể và được mã hóa nhằm thuận tiện nhất cho việc kiểm tra, đối chiếu, xử lý trên máy tính. Từ đó cũng phản ánh được số theo đầu năm, số cuối kỳ.

Phân tích Bảng cân đối tài chính theo tài sản và nguồn vốn 

1. Tài sản được ghi trên Bảng cân đối tài chính 

  • Về mặt kinh tế thì sẽ giúp thể hiện được giá trị tài sản theo như kết cấu hiện có tại doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo như hàng hóa, tiền tệ, TSCĐ, vật liệu và các khoản đầu tư tài chính hoặc dưới các hình thức nợ phải thu ở tất cả các khâu hay các bước khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.
  • Về mặt pháp lý: Số liệu của các chỉ tiêu bên tài sản sẽ phản ánh toàn bộ tài sản hiện có đang thuộc quyền quản lý và quyền sử dụng của doanh nghiệp.

2. Phần Nguồn vốn được ghi trên Bảng cân đối kế toán

  • Về mặt kinh tế thì nó sẽ thể hiện các quy mô tài chính, nội dung và thực trạng tài chính của doanh nghiệp hiện đang có.
  • Về mặt pháp lý nhằm thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp về số tài sản đang quản lý, sử dụng đối với nhà nước, nhà đầu tư, cổ đông, cấp trên, vốn liên doanh, với ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, với khách hàng, đơn vị kinh tế khác và với người lao động…

Từ đó, có thể thấy ngoài cột chỉ tiêu thì ta sẽ còn có những cột phản ánh mã số, cột số cuối kỳ và cột số đầu kỳ cũng như cột thuyết minh.

Nắm vững những nguyên tắc lập Bảng cân đối kế toán

1. Quy định trong Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính”

Khi lập Bảng cân đối kế toán thì người lập cũng như trình bày phải tuân thủ không chỉ đúng mà còn phải đầy đủ những nguyên tắc chung liên quan đến Báo cáo tài chính. Ngoài ra, các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả được ghi trên Bảng cân đối kế toán cần phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tuỳ theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Cụ thể vấn đề đó như sai: 

– Chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 1 năm ( 12 tháng ): Tài sản và Nợ phải trả sẽ được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo nguyên tắc: 

+ Loại ngắn hạn sẽ bao gồm khoản thu hồi và thanh toán trong vòng không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo

+ Loại dài hạn sẽ được thu hồi và thanh toán từ tháng 12 trở lên từ thời điểm báo cáo

– Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn đối với những doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng sẽ thoả mãn các điều kiện: 

+ Loại ngắn hạn sẽ bao gồm khoản thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường

+ Loại dài hạn gồm những khoản liên quan đến thu hồi hay thanh toán trong một khoảng thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường

– Còn đối với những doanh nghiệp có tính chất hoạt động không đủ điều kiện hoặc do một lý do nào đó thực thi dựa trên chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn thì các Tài khoản và Nợ phải trả sẽ được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần. 

2. Đối với các đơn vị cấp trên và cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân

Trong trường hợp này, Bảng cân đối kế toán phải được các đơn vị cấp trên thực hiện loại trừ tất cả các số dư của khoản mục phát sinh từ các giao dịch nội bộ, ví dụ như: khoản phải trả, phải thu, cho vay nội bộ… giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới, đơn vị cấp dưới với nhau.

3. Những chỉ tiêu không có số liệu vì được miễn trình bày trên Bảng cân đối kế toán 

Người lập Bảng cân đối kế toán trong trường hợp này sẽ phải đánh lại các số thứ tự của các chỉ tiêu đi theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần đã được quy định trước đó. 

Từ bài viết trên, có thể thấy rằng bảng cân đối kế toán đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, bởi nó giúp người điều hành hoặc bất kỳ ai có thẩm quyền trong doanh nghiệp đánh giá được khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Không chỉ dừng lại ở đó, doanh nghiệp sẽ có thể nhìn thấy trình độ sử dụng vốn, tình hình hay kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các triển vọng kinh tế tài chính, cũng như sự tăng giảm của nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin thông qua bài viết này sẽ hiểu rõ được một phần nào đó về Bảng cân đối kế toán.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay tới Hotline (028) 3820 1213 hoặc gửi mail qua hòm thư tư vấn info@wacontre.com để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, Dịch vụ ketoan.wacontre.com luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng một cách nhiệt tình và hiệu quả nhất. (Đối với khách hàng Nhật Bản có thể liên hệ qua Hotline: (050) 5534 5505).